Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, đáp ứng yêu cầu giao hàng thì một kế hoạch sản xuất cẩn thận, tỉ mỉ là quan trọng hơn cả. Hiện nay, với sự góp mặt của phần mềm ERP, việc lập kế hoạch sản xuất sẽ trở nên đơn giản hơn.
Cách mà phần mềm ERP hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất
Đọc thêm: Vai trò của phần mềm MES trong doanh nghiệp sản xuất
- Theo dõi nhu cầu từ bộ phận sản xuất, kinh doanh
Nhờ vào nguồn dữ liệu được kế thừa chặt chẽ từ liên phòng ban và được cập nhật tức thời, phần mềm ERP cung cấp chi tiết và chính xác các thông tin về đơn đặt hàng, BOM, danh sách quy định thời gian đặt hàng cho việc đặt từng mặt hàng… Điều này cho phép doanh nghiệp dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính xác, từ đó lập kế hoạch sản xuất hiệu quả.
- Hoạch định năng lực sản xuất doanh nghiệp
Phần mềm ERP cho phép doanh nghiệp xác định năng lực sản xuất cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Việc hoạch định năng lực sản xuất của ERP bao gồm:
Số lượng công nhân có thể tham gia sản xuất được cập nhật hàng ngày thông qua tính năng chấm công của module quản trị nhân sự.
Số lượng hàng tồn kho sẵn có cũng như kế hoạch mua nguyên vật liệu được khai báo trong module quản trị kho và mua hàng.
Năng lực sản xuất của nhà máy như năng suất máy móc thiết bị, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thông qua module quản lý bảo trì máy móc.
Thực tế, nếu không xác định chính xác 3 yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá đúng dung lượng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
- Lập kế hoạch sản xuất tự động
Từ việc liên kết các hoạt động của khu vực sản xuất với các hoạt động kinh doanh, bán hàng, mua hàng, bảo trì máy móc thiết bị, và tài chính kế toán, ERP có khả năng lập kế hoạch sản xuất tự động, chính xác hiệu quả nhờ dữ liệu thu thập được. Phần mềm cũng được lập trình sẵn để tự động lập kế hoạch sản xuất cho từng ngày, từng tuần, từng tháng dựa theo nhu cầu quản trị của từng doanh nghiệp.
Giám sát sản xuất
Khi quá trình sản xuất diễn ra, ERP hỗ trợ theo dõi & so sánh kết quả với lịch trình sản xuất và dự kiến nguồn lực. Thông qua công cụ trên, doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát nhiệm vụ quan trọng này, từ đó có những đánh giá và giải pháp cải tiến thích hợp.
- Hỗ trợ nhiều phòng ban cộng tác làm việc
Sử dụng phần mềm ERP để lập kế hoạch sản xuất cho phép nhiều phòng ban có thể làm việc hiệu quả hơn. Cụ thể, bộ phận kế hoạch có thể kiểm tra và sửa đổi dữ liệu (khi có thay đổi đột xuất về đơn hàng ưu tiên), và export ra excel. Bộ phận quản lý sẽ duyệt trực tiếp trên phần mềm trước khi đưa ra lệnh sản xuất.
Lợi ích từ việc lập kế hoạch sản xuất trên phần mềm ERP
- Tăng cường hiệu quả sản xuất và năng suất lao động
Đầu tư vào giải pháp ERP giúp cải thiện đáng kể hiệu quả công việc và năng suất sản xuất của nhà máy: Hợp lý hoá quy trình, cải thiện khả năng lập kế hoạch sản xuất, giảm thiểu thời gian chết và thời gian sửa chữa khắc phục lỗi, đơn giản hoá việc giám sát hiệu suất, xác định các điểm nghẽn trong hệ thống và kịp thời khắc phục.
- Giảm chi phí
Lập kế hoạch sản xuất trên phần mềm ERP giúp cho các nhà quản lý có được dữ liệu một cách toàn diện và nắm được các vấn đề sản xuất một cách nhanh chóng kịp thời. Những thông tin này có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đưa ra quyết định sáng suốt và đối phó với những bất thường của việc lập kế hoạch sản xuất. Điều này sẽ làm giảm rủi ro và chi phí không cần thiết về tồn kho và nguyên vật liệu và tối ưu chi phí nhân công cũng như vận hành hệ thống.
Đổi mới
Việc ứng dụng công nghệ giúp tăng cường việc liên kết và kết nối, chia sẻ thông tin, dễ dẫn tới việc hoàn thành công việc và sớm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn
Lập kế hoạch sản xuất tự động trên các phần mềm hiện đại giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất trên một quy mô lớn nhưng vẫn duy trì hiệu quả cao, đặc biệt là giao hàng đúng hạn và chất lượng sản phẩm cao hơn. Điều này giúp gia tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng, từ đó tạo ra các giá trị lợi thế trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Với những lợi ích toàn diện này, ứng dụng phần mềm ERP trong lập kế hoạch sản xuất đang ngày càng thể hiện được sự quan trọng của mình đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.
0 Nhận xét