Người quản lý sản xuất đóng vai trò chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, nâng cao năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và không ngừng đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Song, công việc của giám đốc sản xuất không chỉ giới hạn trong những hoạt động của hệ thống sản xuất. Vậy, trách nhiệm của người quản lý sản xuất nhà máy là gì?
Vai trò của người quản lý sản xuất tại nhà máy
Người quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược bằng giám sát, chỉ đạo quy trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Người quản lý sản xuất thúc đẩy sự uy tín doanh nghiệp nhờ vào việc đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm nhận được. Từ đó, hình ảnh và giá trị thương hiệu doanh nghiệp trong mắt khách hàng sẽ được cải thiện.
Người quản lý sản xuất đảm bảo quy trình quản lý sản xuất đạt hiệu quả, từ đó nguồn lực được sử dụng một cách thận trọng, tối ưu hoá, ít lãng phí và tạo ra sản phẩm tốt.
Người quản lý sản xuất có trách nhiệm chính là giám sát các hoạt động hàng ngày của khu vực sản xuất. Họ phối hợp, lập kế hoạch và quán xuyến, giám sát, đảm bảo mọi hoạt động, cơ sở dữ liệu, vật chất trong cơ sở sản xuất được hoạt động trơn tru, hiệu quả. Từ đó đảm bảo nhà máy đạt mục tiêu về năng suất, chất lượng; giảm thiểu sự lãng phí cũng như gia tăng tốc độ hoàn thành đơn hàng.
Theo đó, người quản lý sản xuất sẽ thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm sau:
- Nắm bắt những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm từ bộ phận kinh doanh và phòng R&D để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất.
- Phân công và tổ chức sản xuất một cách phù hợp.
- Hoạch định lịch trình sản xuất một cách hiệu quả và đảm bảo rằng sản xuất đúng tiến độ và trong ngân sách.
- Kiểm tra và giám sát mọi công đoạn của quá trình sản xuất; từ đó đưa ra những phương hướng, đề xuất phát triển phù hợp giúp nhà máy vận hành trơn tru, linh hoạt.
- Trang bị kỹ năng đánh giá vấn đề nhanh nhạy, chính xác. Hỗ trợ phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm, từng bộ phận, cá nhân trong xưởng sản xuất.
- Điều phối công việc, lên kế hoạch xuất nhập kho, xuất nhập hàng hóa, thành phẩm,…
- Khắc phục các sự cố trong sản xuất.
- Thực hiện báo cáo sản xuất cho các bộ phận tương ứng.
Làm sao để nâng cao hiệu quả công việc của người quản lý sản xuất?
Việc đảm bảo vận hành liên tục gần như là một yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp sản xuất trong thời kỳ mới hiện nay. Cùng với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các lộ trình chuyển đổi số một cách bài bản, vừa để đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh trung và dài hạn, vừa đảm bảo quá trình vận hành liên tục như đã đặt ra.
Các giải pháp ERP và giải pháp MES đều nằm trong các phần mềm lõi (legacy) của quy hoạch công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều đơn vị đã lựa chọn triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất.
Trước thực tế này, người quản lý sản xuất nhà máy cần nhạy bén trong việc nắm bắt các xu thế. Trong đó, nhất thiết phải xây dựng tầm nhìn và sự đồng thuận về chiến lược ứng dụng công nghệ trong quản trị sản xuất để có thể đưa doanh nghiệp đi vững, bước xa. Thực tế này đòi hỏi người quản lý sản xuất phải phối hợp với đối tác công nghệ để tổ chức các buổi đào tạo không chỉ về ứng dụng phần mềm mà còn tư duy quản trị khoa học.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng các hệ thống công nghệ như ERP và MES không hề đơn giản. Do đó, người quản lý cần học cách sử dụng và tận dụng tối đa tính hiệu quả mà các giải pháp công nghệ đem lại cũng như ngày càng nâng cao hiểu biết của mình để đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả theo mục tiêu đặt ra.
0 Nhận xét