Tăng năng suất hoạt động của máy móc, thiết bị giảm thiểu tối đa phế phẩm, hao hụt và chất thải là mục tiêu của sản xuất. Việc ứng dụng TPM giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu này. Vậy TPM là gì

TPM là gì?

TPM là chữ viết tắt tiếng Anh của Total Productive Maintenance, tiếng Việt gọi là Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể.a

Mỗi từ tiếng Anh này thể hiện ý nghĩa như sau:

Maintenance (Duy trì) - nghĩa là giữ thiết bị luôn trong điều kiện vận hành tốt; - Thực hiện công việc sửa chữa, lau chùi, tra dầu mỡ.

 Productive (Hiệu suất) - nghĩa là thực hiện các hành động trong toàn bộ quá trình sản xuất liên quan; - Giảm thiểu các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất; - Thiết bị hoạt động hiệu quả không phải chỉ trong ngắn hạn mà trong suốt vòng đời của thiết bị.

Total (Tổng thể) có ý nghĩa là trách nhiệm bảo dưỡng không chỉ của bộ phận bảo dưỡng mà tất cả các phòng ban có liên quan; - Mỗi thành viên, từ người quản lý cao nhất đến những công nhân bình thường đều phải tham gia vào các hoạt động TPM; - Nhắm tới loại bỏ tất cả tai nạn, lỗi và hư hỏng của thiết bị.



Các bước ứng dụng TPM hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

  • Bước 1 - Thông báo của lãnh đạo cao nhất về quyết định xây dựng hệ thống TPM
Trước tiên, Lãnh đạo cao nhất của công ty cần đưa ra một thông báo chính thức về quyết định thực hiện TPM và chia sẻ với toàn thể cán bộ nhân viên sự quyết tâm thực hiện kế hoạch đó đồng thời kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người.
  • Bước 2 - Đào tạo và giới thiệu về TPM
Công ty cần thiết kế, xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo thích hợp cho từng cấp để cung cấp những kiến thức nền tảng và loại bỏ sự hoài nghi do thiếu thông tin.
  • Bước 3 - Thành lập cơ cấu tổ chức thực hiện TPM
Khi giai đoạn đào tạo cho các cấp đã được thực hiện, công ty cần bắt đầu xây dựng cơ cấu tổ chức để vận hành hệ thống TPM, bao gồm những nhóm liên kết ngang, dưới dạng ủy ban hay các nhóm dự án và phân từng cấp theo chiều dọc (các phòng quản lý). Điều này là vô cùng quan trọng để đạt được sự thành công trong xây dựng TPM. Sự thống nhất hài hoà từ trên xuống dưới, giữa các mục tiêu do lãnh đạo đề ra với các công việc cụ thể của từng nhóm sản xuất là vấn đề then chốt. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, trong nhiều trường hợp, hình thức này được gọi là Nhóm kiểm soát chất lượng (QCC) thực hiện TPM. Các tổ hoặc nhóm TPM mới có thể được thành lập và trách nhiệm quản lý nhóm sẽ được phân công cho trưởng phòng hoặc tổ trưởng sản xuất.
  • Bước 4:Thiết lập các chính sách và mục tiêu của TPM
Đội ngũ cán bộ chủ chốt điều hành chương trình TPM phải bắt đầu bằng việc xây dựng những chiến lược, mục tiêu, hiệu quả dự kiến đạt được. Chính sách quản lý TPM cần gắn với kế hoạch trung và dài hạn của công ty. Các câu thông điệp hay khẩu hiệu của công ty về TPM có thể được thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn nhưng chính sách và mục tiêu hàng năm của công ty là không được phép thay đổi. Mục tiêu đề ra cần có tính khả thi và có thể định lượng được.
  • Bước 5 - Xây dựng kế hoạch triển khai
TPM Bước tiếp theo của giai đoạn này là lãnh đạo cần xây dựng một kế hoạch tổng thể cho quá trình triển khai TPM. Kế hoạch tổng thể thường bao gồm nội dung các công việc cần thực hiện và thời gian thực hiện tương ứng của từng nội dung.
  • Bước 6 - Khởi động TPM
Giai đoạn khởi động là bước đầu tiên trong việc triển khai TPM, bắt đầu cuộc chiến chống lại các lãng phí lớn. Trong giai đoạn chuẩn bị (từ bước 1 đến bước 5), lãnh đạo công ty và đội ngũ chuyên gia đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, đến bước này, mỗi người công nhân cần phải chủ động từ bỏ những thói quen làm việc cũ để bắt đầu thực hành TPM. Mỗi người công nhân cần thể hiện vai trò của mình bằng hành động cụ thể là loại bỏ các lãng phí lớn.
  • Bước 7 - Cải tiến hiệu suất của thiết bị
Như vậy, các bước triển khai TPM được mô tả trên tập trung vào công tác chuẩn bị và lập kế hoạch. Bước đầu tiên để thực hiện hoạt động bảo dưỡng là tối ưu hóa hiệu suất của từng thiết bị nhằm loại bỏ các lãng phí.
  • Bước 8 - Phát triển chương trình bảo dưỡng tự chủ
Bước tiếp theo trong giai đoạn triển khai TPM là xây dựng và thực hiện các chương trình bảo dưỡng tự chủ. Công việc này cần phải được tiến hành ngay sau khi khởi động TPM.